7 Nguyên tắc "Bất biến" trong thiết kế logo
OnexPix Creator | 28/06/2023
Phía sau một logo dù là đơn giản hay phức tạp thì cũng đều là cả một quá trình dày công nghiên cứu, lên ý tưởng đến thiết kế và áp dụng theo những nguyên tắc nhất định.
Nguyên tắc 1: Một logo cần có khả năng giao tiếp
Thiết kế là một loại hình giao tiếp thông qua bất cứ thứ gì bạn có thể kiểm soát hoặc thuần thục. Tương tự như vậy, logo cần phải truyền tải thông điệp nào đó. Đó có thể là một câu chuyện, ý tưởng hay một cảm xúc.
Qua những ký hiệu tượng trưng, kiểu dáng thiết kế, màu sắc, phong cách, logo thể hiện được ngành nghề kinh doanh, tính cách thương hiệu, một giá trị, sản phẩm hay dịch vụ chủ đạo của doanh nghiệp. Chẳng hạn như logo A-Z của Amazon, logo hình nhân vật của KFC.
Những cách để một logo có thể giao tiếp:
Logo cho khán giá của bạn biết tên của thương hiệu. Trong tiếng Hy Lạp, logo có nghĩa là từ ngữ. Thuật ngữ logo giờ đây đã dần trở thành từ đồng nghĩa với trademark, cho dù nó là một logotype, biểu tượng, monogram hay công cụ đồ họa khác đi chăng nữa. Điều này cho chúng ta biết đôi điều về vai trò của một logo trong việc truyền tải thông tin về nhãn hàng. Coca-Cola, IBM, Ford – những logo của họ là biểu tượng cho thương hiệu. Những logo nổi tiếng và độc lập với những logo khác như của Apple, Twitter và Nike đều xuất phát từ yếu tố thương hiệu.
Một logo cần phải thể hiện tên thương hiệu thông qua hình ảnh: Logo của Windows cho ta thấy một cửa sổ. Logo của Nautica là một chiếc thuyền buồm. Logo của Taco Bell là một cái chuông.
Một logo cần cho chúng ta biết thông tin về thương hiệu: Nvidia vẽ một con mắt, liên quan trực tiếp đến card đồ họa. Đối với Burger King, tên thương hiệu được kẹp giữa một chiếc hamburger và Sprite thì có một trái chanh.
Một logo thể hiện được tính chất, tâm trạng và cảm xúc: Thiết kế logo thường sẽ được bám vào nét đặc trưng của thương hiệu, tính cách, phong cách thương hiệu. Ví dụ như logo của LEGO dùng font chữ vui tươi cùng gam màu đỏ và vàng. Điều đó giúp logo truyền tải sự vui tươi, trẻ trung và năng động mặc dù trong tiếng Anh, từ LEGO không mang ý nghĩa như vậy.
Một logo có thể kể chuyện hoặc giúp ta biết về nó: Được là level cao nhất trong thiết kế logo
Logo có khả năng thể hiện chức năng này được xem là logo tốt nhất. Chúng thường để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Đằng sau logo của Bluetooth là câu chuyện về vị vua Đan Mạch. Logo Ferrari bắt nguồn từ trận chiến phi cơ nổi tiếng trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Và bạn có từng chú ý về 23 hình minh họa khác nhau trong logo của Unilever - mỗi biểu tượng thể hiện một lĩnh vực kinh doanh của nhãn hàng.
Đỉnh cao trong thiết kế logo đó chính là những ai biết về câu chuyện và thế hiện sự thích thú sẽ thường có xu hướng chia sẻ. Logo khi đó trở thành “đại sứ thương hiệu”.
Nguyên tắc 2: Logo có sự liên quan
Nếu nguyên tắc thứ nhất được áp dụng thì nguyên tắc thứ hai mới chính xác. Nguyên tắc này thường bị bỏ qua, khi nhà thiết kế cho rằng “Tôi cần làm một điều gì đó thật là ngầu” thay vì “Logo này cần phải truyền tải được thông điệp của nhãn hàng”.
Theo nguyên tắc thông thường thì quá trình thiết kế logo sẽ là 90% nghiên cứu và 10% thiết kế. Việc không nghiên cứu kỹ có thể dẫn đến “lạc đề”, không liên quan.
Nguyên tắc 3: Một logo cần gây ấn tượng mạnh mẽ
Một số các câu hỏi bạn cần đặt ra và trả lời trước khi tiến hành thiết kế: Người khác đã thiết kế nó chưa? Nó có độc đáo không? Nó có gợi ra hình ảnh gì không?
Nếu như bạn thiết kế logo cho một hãng máy lọc nước, thì hoạt tiết một giọt nước không hề mới. Hay chi tiết về những hạt café thì đã có quá nhiều đơn vị đã sử dụng nó.
Ẩn chứa sự bất ngờ tìm ẩn, đây là bí quyết trong việc thiết kế một logo đáng nhớ, ấn tượng. Nói một cách khác, có thể ban đầu khách hàng không nhận ra, nhưng sau đó lại có một bất ngờ nho nhỏ. Logo của FedEx với chiếc mũi tên ngầm đã làm rất tốt điều này.
Nguyên tắc 4: Một logo cần trường tồn theo thời gian
Để logo trường tồn với thời gian, cần phải tạo được ân tượng sâu sắc, khắc ghi trong tâm trí khách hàng. Đây là một điểm quan trọng, thể hiện rõ năng lực của thiết kế.
Logo của Apple là một quả táo, một sự khởi đầu của nhân loại. Logo của Twitter là một con chim, của Starbucks là một loài sinh vật biển hay logo của Ferrari là một chú ngựa. Những logo này đã được minh chứng bằng việc trường tồn với thời gian.
Khi thiết kế logo theo xu hướng hoặc quá rườm rà sẽ rất dễ dẫn đến việc nhanh chóng bị lỗi mốt, lạc hậu.
Nguyên tắc 5: Logo không chứa những yếu tố dư thừa hay đơn giản, tinh gọn
Logo càng đơn giản thì sẽ càng dễ nhớ, dễ giải thích và ít bị lỗi thời. Nếu muốn Nike thì tìm dấu swoosh, còn tìm cửa hàng của Apple thì hãy tìm trái táo bị cắn một phần. Tuy nhiên, không phải logo phức tạp thì không hiệu quả. Một ví dụ điển hình là logo của Coca-Cola. Logo này vốn không có nhiều thay đổi kể từ năm 1887.
Hoặc các bạn có thể thây logo của Ritz-Carlton với một hình ảnh chú sư tử phức tạp trên một vương miệng. Logo của Ferari hay Ralph Lauren cũng rất phức tạp. Nó không dễ bị sao chép, và tương đối khó vươn đến.
Như vậy, dù bạn theo phong cách thiết kế phức tạp hay đơn giản, thì điều quan trọng là không bao giờ thêm những chi tiết mà không có mục đích, không cần thiết. Hãy đặt câu hỏi xem có thể bỏ đi yếu tố nào mà không làm thay đổi thông điệp của nó hay không? Một điều thú vị đó là, thương hiệu càng lớn, nổi tiếng thì logo càng trở nên đơn giản mà hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa. Logo Apple lần đầu tiên, có rất nhiều màu, nhưng càng về sau càng trở nên đơn giản, tinh gọn.
Nguyên tắc 6: Logo cần sự chỉn chu
Nguyên tắc về sự chỉn chu, kĩ lưỡng mà bài viết này chúng tôi đề cập đó là tạo ra một logo hoàn thiện. Điều cần lưu ý là từ ý tưởng đến trình bày. Nếu bạn có ý tưởng hay ho, độc và lạ đến đâu nhưng việc trình bày kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến thanh công của thiết kế. Có một yếu tố từ thực tế cho thấy, logo càng đẹp trình bày càng đơn giản và ngược lại.
Bài học từ các thương hiệu nổi tiếng đó là phần ý tưởng không thay đổi, thay vào đó là cải thiện phần trình bày. Đảm bảo các yếu tó về sự hòa hợp về kích thước, màu sắc, độ chính xác về hình dạng, Typography.
Những lỗi khá phổ biến và khá kỵ trong typography như viết hoa không đồng đều, không đúng. Sử dụng phông chữ quá nhiều, khoảng cách giữa các ký tự, phong chữ không phù hợp hoặc quá cường điệu.
Nguyên tắc 7: Logo cần sự linh hoạt
Logo đẹp là logo đặt ở đâu trong các thiết kế, hiển thị, từ online đến offline, bảng biển… Đầu tiên cần hiển thị tốt ở phiên bản Trắng – Đen. Bởi có rất nhiều hạng mục, trên các nền tảng bạn cần sử dụng đến phiên bản này, mặc dù logo màu luôn trông tuyệt vời hơn. Logo Windows dù bỏ qua chữ Microsoft thì khách hàng vẫn có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu.
Theo Giám đốc sáng tạo của Onepix thì logo nên được thiết kê với màu đen trên nền trắng. Một khi có được thiết kế đẹp trong phiên bản trắng đen thì có thể thêm màu.
Vector - Logo cần được thiết kế trên chương trình này. Lý do cho điều này là đồ họa vector không bị phụ thuộc vào độ phân giải - điều đó có nghĩa là logo có thể được tùy chỉnh kích thước mà không làm mất đi ý nghĩa của nó.
Khả năng định hình, có nghĩa là logo có thể dễ dàng điều chỉnh trên các thiết kế, hiển thị.
Tạm kết:
Picasso: “Hãy tìm hiểu thật sâu về các quy tắc để bạn có thể phá vỡ chúng theo cách vô cùng nghệ thuật.”
Phía sau một logo có vẻ như khá đơn giản nhưng lại là cả một quá trình lên ý tưởng và thực thi nó thành sản phẩm. Từ rất nhiều ý tưởng mới có được một thiết kế hoàn chỉnh. Từ ký tự, biểu tượng đến phông chữ, màu sắc.
Hy vọng những chia sẻ này có ích với bạn!
Share
Bài viết khác